NỐI TRUYỀN THÍCH-CA CHÁNH PHÁP, ĐẠO PHẬT KHẤT SĨ VIỆT NAM.

Đạo Phật Khất Sĩ / Lịch sử - Tổ chức

Khi ngài Minh Đăng Quang tạm vắng mặt, dòng Đạo Khất Sĩ của ngài phát triển mạnh khắp hai miền Nam Việt và Trung Việt, nhưng DẦN DẦN ĐÃ TRỞ THÀNH MỘT DÒNG ĐẠO KHÁC theo kiến giải của các đệ tử. Việc này rất tế nhị, rất khó nhận ra, mà nếu nhận ra thì ắt mọi người đã không để nó trở thành như thế. Thế là, trong hơn 60 năm dài tiếp theo, dòng Đạo Khất Sĩ Nối truyền Thích-ca Chánh pháp của ngài Minh Đăng Quang đã trở thành một dòng ĐẠO KHẤT SĨ TỔNG HỢP BẮC ‒ NAM PHẬT GIÁO! Đây là sự thật lịch sử.
Bây giờ, sau khi bài Nối truyền Thích-ca Chánh pháp được viết và đăng lên mạng đã 5 năm mà chưa thấy những phản hồi tích cực, ta sẽ so sánh hai đạo. Đạo Nối truyền Thích-ca Chánh pháp và Đạo Tổng hợp Bắc – Nam Phật giáo có những điểm nào giống nhau và khác nhau, cần nên tìm hiểu.
Lịch sử Phật giáo thế giới giai đoạn khởi nguyên đã ghi nhận về A-la-hán Đại Thiên, một nhân vật gây nhiều tranh cãi trong giới Phật giáo Ấn Độ hơn 2400 năm trước, kiểu như ông Donald Trump của nước Mỹ ngày nay. Không xác định được nhà sư Đại Thiên – Mahadeva là người thật, xuất thân ở đâu, vì những thông tin trái chiều của hai bên là các phái Đại chúng – Mahasaṅgha và các phái Thượng tọa – Theravada ở Ấn Độ,
Về Giáo hội Tăng-già Khất sĩ, đó là chí nguyện lập đạo độ đời của đức Tổ sư Minh Đăng Quang, có từ năm 1947. Trong bộ Chơn Lý của Tổ sư Minh Đăng Quang viết từ năm 1952 đã có tên gọi này. Kế thừa chí nguyện của Tổ sư Minh Đăng Quang, chư Tăng, Ni đệ tử ngài hành đạo phát triển mạnh mẽ. Khi đã lớn mạnh, đến năm 1960 bắt đầu có danh xưng Giáo hội Tăng-già Khất sĩ Việt Nam...
Tóm lại: Công việc trụ trì một cơ sở tôn giáo là công việc quản trị tôn giáo, là việc phát sinh vào thời sau chứ ở thời Chánh pháp không có. Trên quan điểm của thế gian thì quản trị có những cách thức của nó, nếu được đào tạo thì người ta có thể làm tốt việc quản trị. Còn trên quan điểm của nhà đạo thì trụ trì là biến tướng của tôn giáo, do thế gian pháp áp chế mà thành. Dù trụ trì có được làm tốt cách mấy thì vẫn xếp hạng vào việc của cư sĩ hộ pháp, việc của chư thiên. Chính Sư trưởng Minh Đăng Quang cũng không bảo chư Tăng, Ni khất sĩ dấn bước vào nẻo này, thì sao ngày nay các nhà khất sĩ lại giảng về “Đạo của Trụ trì”? Thật khó hiểu…
Nguyên tác của Khất sĩ Minh Đăng Quang. Gồm 24 trang vở học trò, viết tay bằng bút bi mực đỏ. Để kỷ niệm bút tích của đức Tổ sư, BBT. Ánh Nhiên Đăng đăng lên file gốc cho mọi người đều có thể xem rõ và in ra nếu cần.
Phạm vi của bài viết này chỉ chú trọng đến các đoàn thể Khất sĩ ở Việt Nam, ngoài hệ thống Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam của đức Tổ sư Minh Đăng Quang. Để thuận tiện tìm hiểu, theo dòng thời gian chúng ta sẽ lần lượt khảo cứu đoàn thể của Đại sư Huệ Nhựt, rồi đến các đoàn thể Khất sĩ Sơn Lâm, Khất sĩ Mẫu Trầu , Khất sĩ thuộc giáo hội của ông Đoàn Trung Còn, Khất sĩ Ca-diếp…
Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam đã hình thành và phát triển hơn 60 năm nay. Thế nhưng hệ phái này chưa có được một bản tiểu sử đầy đủ và rõ ràng về đức Tổ sư khai sơn. Qua một năm tìm hiểu, tác giả Hành Vân đã cố gắng viết một bài thật đầy đủ và rõ ràng về cuộc đời và hành trạng của đức Tổ sư Minh Đăng Quang, xứng với công đức khai tông lập Đạo của ngài. BBT Ánh Nhiên Đăng trân trọng giới thiệu đến quý đọc giả bài tham luận này, đã được tác giả gởi dự hội thảo về Hệ phái Khất Sĩ sắp tới đây.
Về trụ tại Châu Đốc, thỉnh thoảng đại đức Giác Linh ra Hà Tiên đổi cảnh. Bấy giờ am Nhân Nhượng đã bị phá, ngài lên núi Tiểu Tô Châu xin cất một am tranh trong đất của 2 Phật tử hộ pháp là Thiện Duyên và Đăng Ngọc. Tại đây ngài tinh tấn tọa thiền, sống đơn giản (mà theo lời bà Đăng Ngọc là “Khổ hạnh lắm”). Qua bao năm tìm kiếm, cuối cùng ngài đã ngộ được Pháp. Việc này do chính ngài đã thổ lộ với 2 nhà hộ pháp Thiện Duyên và Đăng Ngọc. Ngài nói: “Hồi đó sư cứ rán tu ngày tu đêm, cực muốn chết. Bây giờ sư biết rồi, chỉ giữ tâm an lạc thôi!”.
Khi chú Đức Toại hỏi Trưởng lão Giác Tỵ tu pháp gì, ngài đáp: “Dạo này sư chỉ có 6 chữ Nam-mô A-di-đà Phật thôi, chớ không có gì khác.”. Đây là tâm nguyện vãng sanh Cực Lạc thế giới của sư, mục đích để được diện kiến đức Phật A-di-đà và nghe thuyết pháp từ kim khẩu của đức Thế Tôn đó. Có được gặp Phật và nghe pháp thì mới giải quyết thấu đáo được những hoài nghi mà một nhà sư độc giác như sư chưa lý giải được. Nói chung, quy hướng Cực Lạc là một lựa chọn sáng suốt của sư, cho thấy đến cuối đời sư vẫn kiên cố tâm Bồ-đề, không đi lạc vào các Tiên cảnh và Thiên cảnh trong Tam giới…
Trang 123